TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ


Đếm lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter

Hỏi đáp các vấn đề Lịch Sử


CÂU HỎI VÀ CÂU TRẢ LỜI
Câu hỏi: Trình bày tóm tắt cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên – Mông?
Trả lời:

Kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ ba (1288):

Sau hai lần xâm lược nước ta bị thất bại nhục nhã, Hốt Tất Liệt vô cùng căm giận, đã huy động trên 30 vạn quân sang xâm lược nước ta một lần nữa.

Mùa đông năm Đinh Hợi (1287), quân Nguyên dưới sự chỉ huy của Trấn Nam Vương Thoát Hoan ồ ạt kéo vào xâm lược nước ta.

Dưới sự chỉ huy tài giỏi tuyệt vời của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, toàn quân và toàn dân ta lại dùng chiến tranh du kích, vườn không nhà trống để tiêu hao sinh lực địch.

Ngày 24-11-1287, Hưng Đức Hầu Quán đã cho quân mai phục dùng tên thuốc độc bắn giết được nhiều giặc ở cửa Linh Kinh – Vũ Cao.

Ngày 28-11-1287, Phán Thủ Thượng vị Nhân Đức Hầu Toán đánh lui địch ở eo biển Đa Mỗ (Móng Cái, Quảng Ninh).

Ngày 28 tháng chạp năm 1287, quân ta phục kích bắn chết Sảnh đô sự hầu Sư Đạt của giặc tại ải Nội Bàng.

Ngày 8-1-1288, quân ta đánh bắt được 300 thuyền giặc tại cửa biển Đại Bàng, giặc bị giết và chết đuối rất nhiều.

Tại trận Vân Đồn, Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi đem quân ra đón thuyền lương của Trương Văn Hổ gặp quân của Trần Khánh Dư. Hai bên giao chiến, Trần Khánh Dư bị thất bại. Vua Trần cho Trung sứ bắt về trị tội. Trần Khánh Dư xin ở lại lập công chuộc tội.

Khánh Dư trở lại, chờ đón Ô Mã Nhi đi qua, đem quân tiến công vào đoàn thuyền chở lương thực, cướp được nhiều lương thực và vũ khí còn lại cho đánh chìm xuống biển. Trương Văn Hổ phải lẻn xuống chiếc thuyền nhỏ trốn về nước. (11-1-1288).

Ngày 8-3-1288, quân Nguyên hội ở sông Bạch Đằng để đón thuyền lương của Trương Văn Hổ nhưng không gặp.

Trên khúc sông Bạch Đằng, Hưng Đạo Vương trước đó đã sai Nguyễn Khoái bí mật cho quân đóng cọc lim đầu bịt sắt xuống khắp lòng sông (khu vực Đò Rừng thị xã Quảng Yên, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh).

Ngày 8-3 năm Mậu Tý (1288), quân ta nhử địch đuổi theo khi nước thủy triều lên, đến lúc thủy triều xuống thì thuyền sa vào trận địa cọc, quân ta đánh quật lại, Hưng Đạo Đại Vương dẫn quân ta tấn công mãnh liệt ở mọi phía, quân giặc chết như rạ, máu loang đỏ cả khúc sông Bạch Đằng. Quân ta bắt sống Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ Ngọc, Phàn Tiếp và hơn 400 thuyền giặc. Thoát Hoan khiếp đảm, từ Vạn Kiếp theo đường bộ chạy trốn về nước.

Thế là chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm, cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ ba của quân dân Đại Việt giành được thắng lợi hoàn toàn.

Vua Trần Nhân Tông đã cho đem các tướng giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc, Ô Mã Nhi, Sầm Đoàn, Phàn Tiếp, Nguyên soái Điền và các Vạn hộ, Thiên hộ làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng.

Khi Vua cử lễ bái yết, có bài thơ rằng:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã

Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

Dịch: (Xã tắc hai phen bon ngựa đá,

Non sông ngàn thuở vững âu vàng).

Trong lễ mừng công khen thưởng chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ ba, Nhà Vua đã cho Tù trưởng Lạng Giang là Lương Uất làm trại chủ Quy Hóa. Hà Tất Năng làm quan phục hầu vì đã có công chỉ huy người dân tộc thiểu số đánh giặc, một lần nữa thể hiện rõ sức mạnh đoàn kết giữa cộng đồng các dân tộc Đại Việt dưới triều Trần. 
 

Nguồn: “Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam” - Tác giả: Hà Văn Thư và Trần Hồng Đức

Nguồn: http://www.quehuong.org.vn

 

: : HÌNH ẢNH LỊCH SỬ

: : TÌM KIẾM

: : NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH


Đại học Quốc Gia TP.HCM
Thư Viện Trung Tâm
Nhà cung cấp dữ liệu


Sở văn hóa thông tin TP.HCM
Tổ Chức Cấp Phép


Bộ thông tin và truyền thông
Tổ Chức Cấp Phép